Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Tứ Thư Lãnh Đạo - Thuật Quản Trị - Nhân Hòa


NHÂN HOÀ
Tứ Thư Lãnh Đạo - Thuật Quản Trị - Nhân Hòa
Có “nhân hoà” thì sự nghiệp mới có thể hưng thịnh. Chữ “nhân” ở đây muốn giáo dục cho mọi người phải hỗ trợ cho nhau và sống hoà thuận.
Nơi nào có loài người sinh sống chắc chắn sẽ nảy sinh xung đột, mâu thuẫn. Là lãnh đạo, bạn phải coi việc giải quyết ổn thoả mâu thuẫn giữa các cấp dưới là một công vệc quan trọng.


Người lãnh đạo thông minh không chỉ hiểu phải làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn mà còn phải giỏi trong việc vận dụng mâu thuẫn, lấy đó làm công cụ để cải tiến, quản lý, thậm chí có thể thu được lợi ích trong đó.

Nếu muốn giải quyết mâu thuẫn hãy cố gắng ghi nhớ, trọng tâm là giải quyết vấn đề chứ không phải là đánh giá đúng sai, nó nằm ở chỗ thừa nhận và tiếp nhận sự khác biệt giữa người với người.

Đặc điểm tính cách của con người có liên quan đến các nhân tố bẩm sinh, nên khi giải quyết mâu thuẫn, phải chấp nhận cá tính của người khác. Lắng nghe quan điểm của các bên, cảm nhận sự chân thành, thái độ của người nói. Đồng thời phải luôn nhắc nhở bản thân, không nên vì quan điểm của người khác không giống mình mà không lắng nghe ý kiến của họ.

Phương pháp hiệu quả nhất để giải quyết mâu thuẫn là lợi dụng mâu thuẫn để đạt được tiếng nói chung của các bên, tìm ra một phương án giải quyết có thể dung hoà quan điểm của các bên và có thể khiến mọi người chấp nhận. Không nên để cho một bên toàn thắng hoặc toàn thua.

Muốn có được tiếng nói chung, tuyệt đối không được dùng quyền lực để gia tăng trọng lượng lời nói, cần phải nhấn mạnh trọng lượng ý kiến của bạn giống như của người khác.

Giữa cấp dưới và lãnh đạo chỉ có sự khác biệt về chức vụ chứ không hề có sự khác biệt về nhân cách, người lãnh đạo cần phải ghi nhớ điều này.

Có lúc, ý kiến của cấp dưới thiết thực và phù hợp với thực tế hơn ý kiến của lãnh đạo, do vậy bạn nên khiêm tốn học hỏi cấp dưới, lắng nghe ý kiến của họ, có thể một số góp ý của họ sẽ có hiệu quả cho công việc của bạn nhiều hơn.

Muốn doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và tiến hành cải cách, đổi mới, ít nhất phải có được sự tổng hợp về sức mạnh dưới đây.

Hiệu quả của hoạt động cải tiến chịu ảnh hưởng của lãnh đạo, vì vấn đề hiệu quả không chỉ của các nhân viên tầm trung và cơ sở mà còn là vấn đề của toàn thể nhân viên bao gồm cả lãnh đạo trong đó.

Quyền quyết định vấn đề cải cách cụ thể nằm trong tay người chủ quản, do vậy người chủ quản bắt buộc phải là nhân vật chính trong hoạt động này.

Tóm lại, hoạt động cải tiến có thành công hay không được quyết định bởi sức mạnh tổng hợp được hình thành trong sự hợp tác của lãnh đạo, nhân viên chủ quản, nhân viên phụ trách công việc.

Lão Tử chủ trương “thuận theo tự nhiên”. Ông cho rằng nếu con người có thể vứt bỏ tà niệm, trở về với bản tính vốn có của mình thì có thể thực hiện thuận theo tự nhiên.

Lão Tử có rất nhiều câu nói nổi tiếng dùng để giải thích “thuận theo tự nhiên”:

Người chỉ huy phải có bản lĩnh thuận theo tự nhiên để quản lý.

Pháp luật hà khắc nhưng chưa chắc dân chúng có thể hạnh phúc, ấm no.

Nếu có thể cảm hoá người khác mà không cần dùng tới biện pháp thống trị hay pháp luật là tốt nhất.

Người lãnh đạo phải hiểu rõ vị trí và vai trò của mình, không nên tranh giành lợi ích với cấp dưới.

Người lãnh đạo tốt nhất phải là người giúp cho nhân viên hiểu được rằng, hoàn thành bất cứ công việc gì cũng phải dựa vào năng lực và sức mạnh của bản thân.

Người lãnh đạo phải chú ý phương pháp làm việc, khéo léo đưa ra ý kiến của mình để mọi người cùng thực hiện.

Là một nhà lãnh đạo, bạn nên hiểu rõ cốt lõi của những nguyên tắc trên, tích cực quản lý doanh nghiệp theo thuyết “thuận theo tự nhiên”, thông qua việc không cạnh tranh để đạt đến mức cao nhất là sự hài hoà trong quản lý.



------------------------------   Hot!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét