Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Tứ Thư Lãnh Đạo - Thuật Quản Trị - Phê Bình

PHÊ BÌNH
Tứ Thư Lãnh Đạo - Thuật Quản Trị - Phê Bình

Khi nhân viên phạm lỗi, người lãnh đạo xem xét thấy cần thiết phải phê bình thì có hai nguyên tắc trước hết cần nhớ tới khi phê bình:

1. Hiểu rõ sự việc.
2. Việc phê bình là nhằm vào hành vi sai trái của nhân viên chứ không phải là bản thân của nhân viên.


Ai cũng biết muốn thay đổi tính cách của một người là vô cùng khó khăn. Nếu quy kết biểu hiện trong công việc của nhân viên thành tính cách của anh ta thì cả hai bên sẽ rơi vào bế tắc.
Chỉ cần biết được hành vi nào cần thay đổi và lý do để thay đổi hành vi đó, thì chúng ta đều có thể thay đổi được hành vi của mình.


Nhiều lãnh đạo không muốn khiển trách cấp dưới, họ quá chú tâm đến tâm tư của cấp dưới, cho rằng khiển trách quá gay gắt là không nên. Nếu khiển trách không giúp đối phương lý giải được vì sao lãnh đạo khiển trách thì việc khiển trách không có ý nghĩa gì.

Người lãnh đạo cần khiển trách mình trước khi khiển trách người khác. Chỉ như vậy, khiển trách mới có hiệu quả. Nếu không, đối phương sẽ coi đó chỉ là những lời nói thoảng bên tai mà thôi.

Ai cũng có lòng tự trọng, nhân viên trong công ty cũng không ngoại lệ. Người lãnh đạo không được làm tổn thương nhân viên của mình, nhất là sự giễu cợt châm biếm của cấp trên hay việc lợi dụng quyền hạn để chèn ép cấp dưới.

Là một người quản lý, bạn không thể khiến cho tất cả mọi nhân viên đều ủng hộ bạn, chắc chắn sẽ có người ghét bạn, có người nghi ngờ bạn, bất luận là vì nguyên nhân gì.

Chỉ cần làm tốt công việc, còn quyền hạn trong tay mình có sử dụng được hay không chỉ là chuyện thứ yếu. Trong mắt người khác, bạn có uy quyền hay không cũng chỉ là thứ yếu, vì bạn không thể khiến tất cả mọi nhân viên đều yêu quý bạn, ủng hộ bạn, đồng thời làm việc cho bạn với lòng trung thành tuyệt đối.
------------------------------   Hot!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét